Khánh Hòa tổ chức giải bóng đá giao hữu chào mừng ngày thành lập Đoàn
Cùng công ty với Tiên, Nguyễn Anh Thơ (24 tuổi), đã giật mình khi nhận "biên bản cảnh cáo vi phạm", nhưng khi đọc kỹ nội dung lại thấy đó là lời chúc rất ý nghĩa, chân thành. Thơ nói: "Mình cảm ơn các anh nam đã nghĩ đến và dành món quà rất có tâm tới bạn đồng nghiệp nữ".Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 17 cá nhân thuộc Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh
Nụ hôn bạc tỷ là phim điện ảnh đầu tay của Thu Trang trong vai trò đạo diễn. Chuyện phim xoay quanh Kiều (Thu Trang đóng) và Vân (Đoàn Thiên Ân) - hai chị em được thừa hưởng lò bánh mì Minh Phụng từ người mẹ quá cố (Oanh Kiều). Trong khi Kiều có tính dễ tin người, thường bị bạn trai (Huy Khánh) lợi dụng tiền bạc; Vân độc lập, tự tin, ôm mộng đi Pháp du học. Biến cố xảy ra khi Kiều chịu món nợ hơn 1 tỉ đồng thay bạn trai, dẫn đến việc hai chị em có thể bị xã hội đen cướp mất căn nhà chứa nhiều kỷ niệm của họ. Vì thương Kiều, Vân chấp nhận kế sách của bà chị, quyết tâm "cua" đại gia để đổi đời. Định mệnh khiến họ chạm mặt đôi bạn nhà giàu Quang (Lê Xuân Tiền) và Tú Henry (Ma Ran Đô). Hai chàng trai trẻ đều đem lòng yêu Vân, sẵn sàng chi bạo để chiếm được trái tim người đẹp. Vân quyết định "mập mờ" với cả hai, và từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Khi vào vai Bảy Loan trong Công tử Bạc Liêu, đóng cặp với Song Luân, Đoàn Thiên Ân không có nhiều đất diễn. Do kịch bản bị cắt sửa nhiều, cô có ít thoại, thời lượng xuất hiện hạn chế. Nhiều khán giả cũng như người hâm mộ Đoàn Thiên Ân đã thấy tiếc nuối, dù phải công nhận nàng hậu có sự đầu tư chỉn chu trong phim đầu tay.Đến Nụ hôn bạc tỷ, đạo diễn Thu Trang nâng tầm khả năng diễn xuất của Đoàn Thiên Ân khi trao cho cô nhiều thời lượng xuất hiện, cùng loạt thoại dài và khó. Trút bỏ vẻ ngoài lộng lẫy thường thấy trên thảm đỏ, nàng hậu trở thành cô bán bánh mì tần tảo, có phần cọc cằn, thẳng tính. So với chuỗi thoại của Thu Trang chủ yếu thể hiện sự bị động, Đoàn Thiên Ân được thử thách bởi những câu thoại dài, cùng loạt biểu cảm đa dạng, thách thức khả năng sáng tạo trong diễn xuất của cô.Về phần tương tác với các bạn diễn, Đoàn Thiên Ân thể hiện khá duyên. Với Thu Trang, cô có những phân đoạn nhấn nhá hợp lý, thể hiện được cảm xúc vừa giận vừa thương với bà chị "quá báo". Ngược lại, Thu Trang có sự tiết chế, chuyên nghiệp, do Kiều không phải là vai quá tầm với nữ đạo diễn. Cùng nhau, họ gửi trao nhiều miếng hài, cũng như khoảnh khắc cảm động cho Nụ hôn bạc tỷ. Điểm đáng khen là mâu thuẫn xuất hiện giữa hai chị em Kiều - Vân rải rác suốt phim, không tỏ ra ồn ào, hay lấy kịch tính để câu dẫn khán giả. Trong một cảnh cao trào khi người em không còn chịu nổi sự lụy tình dẫn đến tán gia bại sản của cô chị, Thu Trang - Đoàn Thiên Ân phối hợp ăn ý, mang đến cảm xúc tiếc nuối đủ để lay động khán giả. Cũng vì tập trung vào thông điệp tình chị em, "phản ứng tình cảm" của Vân dành cho Quang - Tú chỉ ở mức vừa vặn, dễ thương. Lúc này, kịch bản chỉ mới thể hiện được bề nổi, không đủ thời lượng xoáy sâu vào hành trình Vân từ lợi dụng, dần thấu hiểu và đem lòng nể phục hai vị công tử nhà giàu. Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô gây ấn tượng nhờ ngoại hình tươi trẻ, hấp dẫn, song chưa có cơ hội thoát khỏi vùng an toàn. Tiến Luật, Võ Tấn Phát vào vai gây cười, không có nhiều sức nặng. Nụ hôn bạc tỷ chủ yếu đề cao giá trị gia đình và tình thân, vốn là thế mạnh của đạo diễn Thu Trang. Chia sẻ với truyền thông, Thu Trang nói phim của cô có sự khác biệt so với hai tác phẩm ra rạp cùng thời điểm là Bộ tứ báo thủ (đạo diễn Trấn Thành) và Yêu nhầm bạn thân (đạo diễn Diệp Thế Vinh) khi đánh mạnh vào tình chị em thay vì tình yêu đôi lứa. Khán giả, đặc biệt là những ai có câu chuyện giống với Kiều - Vân, có thể tìm được sự đồng cảm. Việc gia đình luôn có những thành viên trái tính trái nết, thường bất hòa, nhưng khi cần luôn sẵn sàng chở che nhau là hình ảnh dễ thấy trong nhiều gia đình Việt. Trải qua bao biến cố, nhân vật chính ban đầu tìm mọi cách để giữ lấy ngôi nhà chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nhưng rồi nhận ra "nhà là nơi trái tim thuộc về", từ đó có những quyết định táo bạo, nhân văn hơn. Phim cũng gửi gắm thông điệp "không có gì là miễn phí". Việc phụ nữ đẹp tìm cách quyến rũ đại gia không thiếu ngoài đời thực. Tuy nhiên khi lên phim, Thu Trang không cố tô hồng câu chuyện này, mà cài cắm những giá trị nhân - quả mà các nhân vật sẽ phải gánh chịu ở hồi kết. Có phần kịch bản được xây dựng chỉn chu, dễ xem, song Nụ hôn bạc tỷ còn đọng lại một số hạn chế. Thời lượng phim điện ảnh có hạn, nhà làm phim lại ôm đồm nhiều giá trị, khiến diễn biến tâm lý giữa các nhân vật bị đẩy nhanh. Việc Vân nhận ra Quang không chỉ là cậu ấm, Tú không chỉ là tay chơi, bị thể hiện sơ sài, chủ yếu qua thoại và một số tiểu tiết.Các nhân vật trong phim cũng không đối diện với thử thách thực sự khắc nghiệt, khi Vân ngã chiều nào cũng sẽ có trai giàu vung tiền đỡ. Hay nhân vật phản diện Phi Cháo Lòng (Hoàng Phi) chưa tạo được áp lực, khi lối diễn vẫn rất sân khấu, chủ yếu gây cười là chính. Ra rạp dịp tết 2025, Thu Trang vào thế khó khi cạnh tranh với hai phim đều do Trấn Thành đầu tư. Với kịch bản nhẹ nhàng, chỉn chu, chắc chắn tác phẩm vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, cũng vì chủ đề an toàn, việc phim thành hay bại tại đường đua phòng vé đầu năm vẫn là ẩn số.
YoonA và dàn sao châu Á 'chiếm sóng' tại Liên hoan phim Cannes
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Hướng ra đề của các kỳ thi đánh giá năng lực
Một lối sống lành mạnh đòi hỏi phải tập thể dục thường xuyên